Xử lý nước thải mía đường

Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải

Ở Việt Nam ngành công nghiệp sản xuất mía đường gây ô nhiễm khá lớn do công nghệ lạc hậu, thiết bị rò rỉ nhiều mà không có bất kỳ thiết bị xử lý nào, trong số các chất ô nhiễm có bụi khói lò hơi, bùn lọc, nước thải, khí thoát ra từ phản ứng sunfit hóa. Bã mía dùng làm nhiên liệu hoặc để sản xuất giấy bìa, còn mật rỉ lên men để chế biến cồn.

Trong sản xuất đường thô thải ra lượng nước thải rất lớn bao gồm nước rửa mía cây và ngưng tụ hơi, nước rửa than, nước xả đáy lò hơi, nước rửa cột trao đổi ion, nước làm mát, nước rửa sàn và thiết bị, nước bùn bã lọc, dung dịch đường rơi vãi trong sản xuất…

Nước thải từ rửa lọc, làm mát, rửa thiết bị và rửa sàn: Nước thải rửa lọc tuy có lưu lượng nhỏ nhưng giá trị BOD và chất lơ lửng cao. Nước làm mát được dùng với lượng lớn và thường được tuần hoàn hầu hết hoặc một phần trong quy trình sản xuất. Nước làm mát thường nhiễm bẩn một số chất hữu cơ bay hơi từ nước đường đun sôi trong nồi nấu hoặc nồi chân không. Nước chảy tràn từ các tháp làm mát, nước tràn trên mặt sàn nhà xưởng, đặc biệt khu vực pha trộn vôi và vệ sinh thiết bị. Tuy nhiên, do chế độ bảo dưỡng kém và điều kiện vận hành không tốt nên có lượng đường bị thất thoát đáng kể vào hệ thống thu nước. Nước rò rỉ và nước rửa sàn, rửa thiết bị tuy có lưu lượng thấp và được xả định kỳ nhưng có hàm lượng COD và nồng độ canxi rất cao.

Nước thải từ sản xuất mía đường với lưu lượng lớn, hàm lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng cao đã và đang làm gây ô nhiễm cao cho các nguồn tiếp nhận.

Đường có trong nước thải chủ yếu là đường sacroza và các loại đường khử như glucose và fructose dễ phân hủy trong nước có khả năng gây kiệt oxy, làm ảnh hường đến các hoạt động của quần thể vi sinh vật trong nước. Vì vậy cần có công nghệ xử lý nước thải mía đường tối ưu trước khi thải ra môi trường.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải mía đường

Nước thải sản xuất được dẫn theo đường thoát nước riêng ra hệ thống xử lý nước thải. Đầu tiên được dẫn qua tách rác thô để loại bỏ các chất rắn tạp chất có kích thước lớn. Rồi chảy về hố thu gom, nước thải được bơm lên để tách rác tinh. Rác thải thu được từ tách rác thô và tinh có thể đem đi chôn lấp hoặc làm nguyên liệu tái chế, phân bón…

Sau đó nước thải tự chảy vào bể điều hòa, tại đây lưu lượng và nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sẽ được điều hòa ổn định nhờ hệ thống cấp khí làm thoáng sơ bộ và phân bố đồng đều chất bẩn khắp bể. Rồi nước được đưa qua bể trung hòa, vì pH trong nước thải thấp nên cần thêm vôi để điều chỉnh pH lên. Tiếp theo nước thải sẽ tự chảy qua bể phản ứng kị khí UASB, tại đây các vi sinh vật ở dạng kị khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí sinh ra là khí Biogas (CH4, H2S, NH3…) được thu giữ lại (bằng dung dịch NaOH) và đem đi đốt. Sau quá trình xử lý yếm khí, phần nước thải đã giảm bớt hàm lượng chất hữu cơ sẽ đưa qua bể trung gian rồi mới chảy vào bể Aerotank để xử lý hiếu khí, khí được thổi vào bể bằng đĩa phân phối khí nhằm tăng cường sự xáo trộn chất bẩn và oxy trong không khí đồng thời giữ cho bùn ở trạng thái lơ lửng.

Sau thời gian lưu, nước từ aerotank tự chảy qua bể lắng 2 để lắng bùn, bùn hoạt tính lắng xuống đáy, nước ở phía trên chảy vào bể tiếp xúc khử trùng bằng Clo, sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận.

Bùn từ bể lắng 2 được bơm tuần hoàn 1 phần vào bể aerotank, phần còn lại và bùn từ UASB được bơm qua bể nén bùn để ráo bớt nước, sau đó bơm qua máy ép bùn dây đai, bùn sau khi ra khỏi máy ép bùn dây đai tạo thành bánh bùn được bón ruộng, trồng cây hoặc chôn lắp hợp vệ sinh.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương

CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 576 506 – 0274 3800 140  – Email: moitruongvietkhang@gmail.com