Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang – Tư vấn miễn phí Lập hồ sơ môi trường
Liên hệ: 0902 576 506 – Ms. Ngân
Email: moitruongvietkhang5@gmail.com
- Tại sao phải huấn luyện an toàn lao động (ATLĐ)?
Trong quá trình lao động, tham gia sản xuất, tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân xảy ra tai nạn đến từ nhiều phía khác nhau nhưng chủ yếu là do hành vi chủ quan, không an toàn của người lao động và các yếu tố không an toàn của môi trường lao động.
Huấn luyện ATLĐ giúp người lao động và người sử dụng lao động nhận biết được các rủi ro, nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, có biện pháp ứng phó, giảm tác hại khi tai nạn xảy ra, ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động.
Việc trang bị kiến thức kỹ năng về ATLĐ không chỉ giúp người lao động làm việc tốt, tuân thủ theo các quy định của cơ quan quản lý nhà nước mà còn mang lại nhiều lợi ích về lâu dài cho người, cơ quan sử dụng người lao động. Vì khi đó, việc sản xuất được vận hành liên tục, giảm thiểu chi phí khắc phục về máy móc và con người khi gặp sự cố cũng như việc nâng cao năng suất lao động và đảm bảo chất lượng cho sản phẩm đầu ra.
- Nhóm đối tượng nào cần phải huấn luyện ATLĐ?
Theo Nghị định 44/2016/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động quy định các nhóm người sau đây tham gia huấn luyện ATLĐ:
Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.