Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ

LH: 0916.818.437

Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc,xét nghiệm, nghiên cứu… trong các cơ sở y tế. Chất thải y tế nếu không được thu gom, phân loại, xử lý đúng sẽ tạo nên nguy cơ cho sức khỏe và môi trường sống của con người.

Chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất, chất phóng xạ thường ở dạng rắn, lỏng, khí. Chất thải y tế được xếp là chất thải nguy hại cần có phương thức lưu trữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định xử lý riêng.

vấn đề chất thải y tế và việc xử lý chất thải là một trọng tâm của ngành y tế đang được tập trung giải quyết để bảo vệ môi trường sống của con người. Thế nhưng hiện nay vẫn còn nhiều cơ sở y tế không có đủ ngân sách hoặc cơ sở vật chất để xử lý triệt để các loại rác thải y tế này.

Vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải y tế tại Việt Nam

Các bất cập đang tồn tại tại các bệnh viện trong vấn đề quản lý chất thải đó là : Việc phân loại chất thải rắn y tế còn chưa đúng quy định, phương tiện thu gom như túi, thùng đựng chất thải còn thiếu và chưa đồng bộ, hầu hết chưa đạt quy chuẩn, xử lý và tiêu hủy chất thải còn gặp nhiều khó khăn, thiếu các cơ sở tái chế chất thải, thiếu nguồn kinh phí đầu tư xây dựng và vận hành hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải bệnh viện, vấn đề quản lý chất thải y tế thông thường có thể tái chế còn bất cập.

Nguy cơ của chất thải y tế

Đối với sức khỏe con người

Việc bị phơi nhiễm các các loại chất thải y tế nguy hại  có thể gây ra bệnh tật hoặc thương tích. Tất cả cá nhân, những người ở trong bệnh viện và những người ở ngoài bệnh viện đều có nguy cơ tiềm ẩn bị phơi nhiễm các các loại chất thải y tế nguy hại. Những đối tượng dễ dàng bị phơi nhiễm bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách đến thăm nuôi người bệnh. Ngoài ra nhân viên làm tại các bộ phận hỗ trợ thu gom chất thải, vận chuyển rác, giặt là, công nhân trong cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải như bãi rác hoặc lò đốt, kể cả những người lượm nhặt rác… đều có thể bị phơi nhiễm chất thải y tế nguy hại.

Nguy cơ chất thải lây nhiễm gồm vi sinh vật gây bệnh có trong rác thải. chúng có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua nhiều đường khác nhau như vết thương, vết cắt trên da, niêm mạc, hệ thống hô hấp. hệ thống tiêu hóa…Sự xuất hiện các loại vi khuẩn kháng kháng sinh và kháng hóa chất khử khuẩn có thể liên quan đến thực trạng quản lý, xử lý chất thải y tế không an toàn. Vật sắc nhọn không chỉ gây ra vết thương trên da mà chúng còn gây nhiễm trùng vết thương nếu chúng bị nhiễm bẩn. Thương tích do vật sắc nhọn gây nên là một loại tai nạn thương tích thường gặp trong các cơ sở y tế, bệnh viện. Sự tổn thương do vật sắc nhọn sử dụng trong y tế có khả năng lây truyền các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như HIV, HBV và HCV. Ngoài ra, việc tái chế, tái sử dụng hoặc xử lý không an toàn chất thải y tế lây nhiễm bao gồm cả chất nhựa và các vật sắc nhọn có thể có tác động lâu dài đến sức khỏe của cộng đồng người dân.

Nguy cơ chất thải hóa học và dược phẩm gồm nhiều loại hóa chất và thuốc men sử dụng trong cơ sở y tế, bệnh viện. Đây là các chất nguy hại như chất gây độc, ăn mòn, dễ cháy, gây phản ứng, gây sốc, gây độc… nhưng thường với khối lượng thấp. Sự phơi nhiễm hóa chất độc hại nguy hiểm có thể cấp tính hoặc mãn tính qua đường da, niêm mạc, hô hấp, tiêu hóa. Sự tổn thương ở da, mắt và niêm mạc đường hô hấp có thể gặp phải khi tiếp xúc với các loại hóa chất gây cháy, ăn mòn, gây phản ứng phụ như formaldehyde và các chất dễ bay hơi khác. Tổn thương thường gặp nhất là bỏng. Các hóa chất khử khuẩn được sử dụng phổ biến trong bệnh viện thường có tính ăn mòn

Trong quá trình thu gom, vận chuyển và lưu giữ; chất thải y tế nguy hại có thể bị rò rỉ, giải thoát, đổ tràn ra môi trường chung quanh. Việc rơi vãi các chất thải y tế lây nhiễm, đặc biệt là loại chất thải lây nhiễm có nguy cơ cao có thể làm lây lan mầm bệnh trong cơ sở y tế và bệnh viện gây nên đợt bùng phát nhiễm trùng bệnh viện đối với cán bộ, nhân viên y tế; bệnh nhân, người nhà bệnh nhân; kể cả việc gây ô nhiễm môi trường đất và nước tại chỗ.

Nguy cơ chất thải y tế gây độc tế bào gồm nhiều loại thuốc điều trị chống ung thư. Chúng có thể kích thích hay gây tổn thương cục bộ trên da và mắt; cũng có thể gây chóng mặt, buồn nôn, đau đầu và viêm da. Nhân viên bệnh viện, đặc biệt là những người chịu trách nhiệm thu gom chất thải loại này có thể bị phơi nhiễm các thuốc điều trị chống ung thư do hít thở hoặc hấp thu các hạt lơ lửng trong không khí qua đường hô hấp. Ngoài ra, các thuốc gây độc tế bào như thuốc chống ung thư cũng có thể hấp thu qua da, qua đường tiêu hóa do thực phẩm vô tình bị nhiễm bẩn.

Nguy cơ chất thải phóng xạ dùng trong y tế cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiếp xúc. Cách thức tiếp xúc và thời gian tiếp xúc với chất thải phóng xạ là các yếu tố quyết định, ảnh hưởng đối với sức khỏe được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn cho đến các vấn đề bị đột biến về gen sau này.

Đối với môi trường sống

Môi trường sống gồm môi trường nước, đất và không khí. Chất thải y tế nguy hại có thể ảnh hưởng, làm ô nhiễm đến các môi trường này và đây là những nguy cơ cần được quan tâm.

Nguy cơ chất thải độc hại có trong chất thải thải bệnh viện có thể làm cho nguồn nước của môi trường sống bị nhiễm bẩn. Chúng có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, chủ yếu là chất thủy ngân từ nhiệt kế bị vỡ và chất bạc từ quá trình tráng rửa phim X quang. Ngoài ra một số loại dược phẩm được thải ra mà không qua xử lý cũng có thể gây nhiễm độc nguồn nước cung cấp. Đồng thời việc xả nước thải bừa bãi các chất thải lâm sàng như xả chung nước thải lây nhiễm vào hệ thống nước thải thông thường có thể tiềm ẩn yếu tố nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do làm tăng chất hữu cơ BOD (biochemical oxygen demand).

Nguy cơ chất thải nguy hại cũng có thể có trong môi trường đất do chất thải y tế không được tiêu hủy bảo đảm an toàn như chất tro trong lò đốt chất thải hay chất bùn của hệ thống xử lý nước thải sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường. Các chất ô nhiễm từ các bãi rác có khả năng rò rỉ, thoát ra bên ngoài gây ô nhiễm nguồn nước và đất. Từ đây chúng tác động, ảnh hưởng đến sức sức khỏe cộng đồng người dân về lâu về dài.

Nguy cơ chất thải y tế còn ảnh hưởng đến môi trường không khí vì sự ô nhiễm không khí được tăng lên do phần lớn chất thải nguy hại đều được thiêu đốt ở trong điều kiện không lý tưởng, không đạt yêu cầu. Việc thiêu đốt chất thải y tế không đủ nhiệt độ trong khi rác thải đưa vào quá nhiều trong lò đốt sẽ gây ra nhiều khói đen. Nếu đốt chất thải y tế đựng trong các túi nhựa nylon PCV cùng với các lại dược phẩm nhất định có thể tạo ra khí axít, thường là khí HCl và SO2. Trong quá trình đốt, các dẫn xuất halogen như F, Ch, Br, I… ở nhiệt độ thấp thường tạo ra axít như hydrochloride. Điều này dẫn đến nguy cơ tạo nên chất doxin, một loại hóa chất vô cùng độc hại ngay cả ở nồng độ thấp. Ngoài ra, các kim loại nặng như thủy ngân cũng có thể phát tán, thải ra theo khí thoát của lò đốt. Nguy cơ ảnh hưởng của môi trường có thể tác động đến hệ sinh thái và sức khỏe của con người trong thời gian dài.

Các phương pháp xử lý rác thải y tế

Phương pháp chôn lấp : đây là phương pháp dễ làm, ít tốn kém nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây dựng. Một bãi chôn lấp chất thải rắn thông thường cũng chiếm từ 10-15 ha, trong khi đó diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác lại rất hạn chế. Thực chất, phương pháp này không giải quyết được triệt để chất thải. Chất thải sau khi chôn lấp, vẫn có thể phân tán đi những nơi khác nhờ các loại chuột, côn trùng, hoặc nó có thể ngấm xuống đất theo nước mưa và gây ô nhiễm nguồn nước của những vùng xung quanh. Chất thải sau khi chôn lấp có thể bị những người bới rác lấy lên để tận dụng những vật có thể tái sử dụng và khả năng trở lại ô nhiễm môi trường vẫn xảy ra. Đặc tính nguy hại của chất thải bệnh viện, phương pháp chôn lấp chỉ áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện và tro của chất  thải bệnh viện sau quá trình xử lý bằng phương pháp đốt.

Phương pháp sinh học: phương pháp này nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải nhờ các vi sinh vật  hô hấp kỵ khí hay hiếu khí để sản xuất phân bón, khí biogas phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt, Phương pháp xử lý bằng hầm biogas.