Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

1. Đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là một tài liệu quan trọng trong quá trình thực hiện các dự án có ảnh hưởng đến môi trường. Hồ sơ này giúp xác định, phân tích và đề xuất các biện pháp giảm thiểu, khắc phục và bồi thường cho những tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường và cộng đồng. Hồ sơ ĐTM cũng là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước thẩm định và cấp phép cho dự án.

Hồ sơ đánh giá tác động môi trường

2. Đối tượng cần lập hồ sơ ĐTM

Theo Điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:

Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 luật BVMT 2020

Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật BVMT:

  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Lưu ý: Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc dự án đầu từ công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

3. Nội dung hồ sơ ĐTM

Nội dung của hồ sơ ĐTM bao gồm:

  • Phần tổng quan: giới thiệu về chủ đầu tư, dự án, mục tiêu và phạm vi của ĐTM.
  • Phần khảo sát hiện trạng: mô tả về các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hóa, sức khỏe và an toàn lao động trong khu vực ảnh hưởng của dự án.
  • Phần dự báo tác động: xác định, phân tích và đánh giá các tác động tiêu cực và tích cực của dự án đối với các yếu tố môi trường trong giai đoạn xây dựng, vận hành và thanh lý.
  • Phần biện pháp giảm thiểu, khắc phục và bồi thường: đề xuất các giải pháp để hạn chế, ngăn chặn và xử lý các tác động tiêu cực của dự án, cũng như nâng cao các tác động tích cực. Các biện pháp này bao gồm cả các hoạt động giám sát, kiểm tra, theo dõi và báo cáo.
  • Phần kết luận và kiến nghị: tổng kết các kết quả của ĐTM, nhận xét về tính khả thi của dự án từ góc độ môi trường và đưa ra các kiến nghị cho cơ quan quản lý nhà nước.

4. Quy trình lập hồ sơ ĐTM

Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM

  • Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (Quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 02/2022/TT-BTNMT)
  • Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Hình thức trang bìa, trang phụ bìa và yêu cầu về cấu trúc và nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo thông tư só 27/2015/TT-BTNMT.
  • Báo cáo nghiên cứu khả thi

Trình tự thẩm duyệt hồ sơ ĐTM

  • Bước 1: Nộp hồ sơ
  • Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ
  • Bước 3: Tổ chức thẩm định
  • Bước 4: Trên cơ sở nội dung thông báo về kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thực hiện hoàn thiện báo cáo theo yêu cầu.
  • Bước 5: Phê duyệt quyết định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

(Chủ dự án có trách nhiệm đóng phí thẩm định báo cáo ĐTM theo thông tư số 56/2018/TT-BTC).

5. Thời điểm lập và hiệu lực của hồ sơ ĐTM

Mỗi dự án đầu tư lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo cáo ĐTM được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất.

Hiệu lực của hồ sơ ĐTM là 5 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận. Trong thời gian này, nếu có thay đổi về quy mô, công nghệ, vị trí hay thời gian thực hiện dự án, công trình, hoạt động thì phải bổ sung hoặc điều chỉnh hồ sơ ĐTM theo quy định.

6. Thẩm quyền thẩm định ĐTM

Theo Phụ lục III, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy định:

Cấp bộ:

  • Bộ Tài Nguyên & Môi Trường có thẩm quyền phê duyệt báo cáo ĐTM của dự án đầu tư nhóm I. Dự án đầu tư nhóm II thuộc thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư của Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của UBND cấp tỉnh; dự án đầu tư thuộc thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cấp giấy phép nhận chìm ở biển.
  • Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Cấp Tỉnh: UBND cấp tỉnh có thẩm quyền phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo ĐTM của dự án đầu tư nhóm II (trừ các dự án nhóm II thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ Tài nguyên & Môi trường).

Ảnh minh họa

7. Mức xử phạt hồ sơ ĐTM

Mức xử phạt khi không lập hồ sơ ĐTM:

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 10 Nghị định 45/2022/NĐ-CP xử phạt tiền hành vi thực hiện không đúng nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường như sau:

Vi phạm các quy định về đánh giá tác động môi trường

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng, không đầy đủ một trong các nội dung quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định, trừ các trường hợp: vi phạm quy định về quan trắc, giám sát môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và quy định tại điểm đ, e, g khoản này;


Tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt

  1. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
  2. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Đơn vị hàng đầu chuyên cung cấp dịch vụ lập các báo cáo và giấy phép về môi trường cho các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Với mục tiêu bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững, chúng tôi tập trung vào việc cung cấp dịch vụ lập báo cáo môi trường chính xác và đáng tin cậy. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm của chúng tôi không chỉ nắm vững các quy định và tiêu chuẩn môi trường, mà còn sở hữu khả năng phân tích sâu sắc và đưa ra các giải pháp thích hợp cho từng doanh nghiệp.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ lập báo cáo môi trường đa dạng và linh hoạt nhằm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng. Từ việc xây dựng báo cáo điều tra môi trường ban đầu, báo cáo tác động môi trường, đến việc thực hiện các quy trình xử lý môi trường và giám sát tuân thủ môi trường, chúng tôi sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp từ giai đoạn lập kế hoạch đến hoàn thiện các thủ tục giấy phép.

📞 HÃY LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

🏢 Địa chỉ:

Văn phòng: Số 145 Đường K, Khu Trung Tâm Hành Chính, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, TX Dĩ An, Bình Dương

Chi nhánh: Số 70 Đường 13, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM

☎️ Hotline: 0916 818 437 – 0274 3800 140

📧 Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com

Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ bạn và cùng xây dựng một môi trường sạch hơn và bền vững cho tương lai!