Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang – Lập hồ sơ xing cấp phép khai thác nước ngầm, quan trắc nước ngầm nhanh chóng, uy tín.
Tư vấn miễn phí.
Liên hệ: 0902 576 506
- Quan trắc nguồn nước ngầm trong quá trình khai thác
1. Chủ công trình khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép phải lắp đặt thiết bị và quan trắc lưu lượng, mực nước, chất lượng nước theo quy định tại khoản 3 Điều này và lập sổ theo dõi diễn biến nguồn nước trong quá trình khai thác.
2. Đối với công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 1 Điều này, chủ công trình còn phải xây dựng giếng quan trắc để giám sát diễn biến nguồn nước dưới đất tại khu vực công trình khai thác như sau:
a) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm đến dưới 5.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 1 giếng khoan quan trắc;
b) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 5.000m3/ngày đêm đến dưới 10.000m3/ngày đêm, phải xây dựng ít nhất 2 giếng khoan quan trắc;
c) Đối với công trình khai thác có lưu lượng từ 10.000m3/ngày đêm trở lên, phải xây dựng ít nhất 3 giếng khoan quan trắc;
d) Vị trí, số lượng giếng khoan quan trắc, yếu tố và chế độ quan trắc được xác định tùy theo quy mô công trình khai thác, đặc điểm địa chất thủy văn, điều kiện vệ sinh môi trường và hiện trạng khai thác nước dưới đất ở từng khu vực cụ thể và phải được thiết kế chi tiết trong đề án khai thác nước dưới đất. Vị trí của các giếng quan trắc phải được thể hiện trên cùng bản vẽ sơ đồ bố trí công trình khai thác.
3. Chế độ quan trắc:
a) Quan trắc mực nước ít nhất 6 (sáu) ngày một lần, đối với các tháng mùa mưa và 3 (ba) ngày một lần đối với các tháng mùa khô; thực hiện đồng thời tại tất cả giếng khoan quan trắc (nếu có) và giếng khoan khai thác vào một thời điểm cố định;
b) Quan trắc lưu lượng phải xác định được lượng nước khai thác thực tế của từng giếng khai thác và của cả công trình trong ngày (24 giờ);
c) Lấy mẫu phân tích chất lượng nước được thực hiện đối với từng giếng khai thác, giếng quan trắc (nếu có) vào cùng một thời điểm cố định; số lượng mẫu, chỉ tiêu phân tích và chế độ lấy mẫu được xác định cho từng trường hợp cụ thể tùy theo mục đích sử dụng nước, điều kiện vệ sinh môi trường, chất lượng nguồn nước dưới đất và quy mô của công trình khai thác nước, nhưng tối thiểu mỗi giếng được lấy 1 (một) mẫu vào giữa mùa khô và 1 (một) mẫu vào giữa mùa mưa. Số lượng mẫu phân tích và chỉ tiêu phân tích được thể hiện trong đề án khai thác nước dưới đất.
4. Đối với vùng tập trung nhiều công trình khai thác nước dưới đất, vùng hạ thấp mực nước lớn và vùng nằm trong khu vực nhạy cảm về ô nhiễm, thì Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch, báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đầu tư xây dựng mạng quan trắc giám sát diễn biến tài nguyên nước dưới đất trong vùng đó. Kinh phí xây dựng, vận hành mạng quan trắc được sử dụng từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường hoặc nguồn thu thuế, phí sử dụng tài nguyên nước.
- Báo cáo hiện trạng nguồn nước và khai thác sử dụng nguồn nước tại công trình khai thác
Chủ công trình khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp phải xin phép phải thực hiện việc báo cáo hiện trạng nguồn nước và khai thác, sử dụng nước tại công trình khai thác nước của mình như sau:
1. Nội dung báo cáo:
a) Các biểu số liệu quan trắc về mực nước thực đo, mực nước lớn nhất, nhỏ nhất, trung bình tháng và chênh lệch mực nước so với cùng kỳ năm trước ở từng giếng; biểu đồ diễn biến mực nước trong năm.
b) Các biểu số liệu về lưu lượng khai thác trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của từng giếng, trong từng tháng; tổng lượng nước khai thác sử dụng của từng giếng, trong từng tháng và cả năm; biểu đồ diễn biến lưu lượng khai thác ở từng giếng khoan khai thác và cả công trình;
c) Các biểu số liệu kết quả phân tích chất lượng nước; diễn biến chất lượng nước so với cùng kỳ năm trước ở từng giếng khoan khai thác và cả công trình;
d) Đánh giá chung hiện trạng, diễn biến mực nước, chất lượng nước và lượng nước khai thác nước trong kỳ báo cáo và đề xuất, kiến nghị (nếu có).
2. Chế độ báo cáo một năm một lần, trước ngày 15 tháng 12 hằng năm. Báo cáo được gửi báo cáo tới:
a) Cục Quản lý tài nguyên nước và Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước dưới đất, đối với công trình khai thác nước dưới đất với lưu lượng từ 3.000m3/ngày đêm trở lên;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có công trình khai thác nước dưới đất, đối với trường hợp không quy định tại điểm a Khoản này.
3. Trường hợp phát hiện những diễn biến bất thường về hạ thấp mực nước, suy giảm lưu lượng công trình, gia tăng hàm lượng các thành phần hóa học, vi trùng trong nước hoặc có biểu hiện sụt lún mặt đất, nghiêng lệch, rạn nứt nhà cửa và các hiện tượng bất thường khác, thì chủ công trình khai thác nước có trách nhiệm báo cáo kịp thời cho cơ quản lý tài nguyên nước địa phương và cơ quan cấp phép.