Xử lý nước thải chế biến thực phẩm

Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải.

   Trong công nghiệp chế biến thực phẩm từ khoai, đậu, gạo, nếp, nước được sử dụng trong quá trình sản xuất chủ yếu là ở công đoạn rửa củ, ly tâm, sàng loại xơ, khử nước, hấp, đông lạnh, ngâm nguyên liệu và súc rửa thiết bị.
– Trong công đoạn rửa, nước được sử dụng cho việc rửa củ trước khi lột vỏ để
loại bỏ các chất bẩn bám trên bề mặt. Nếu rửa không đầy đủ, bùn bám trên củ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
– Trong quy trình sản xuất bột mì, công đoạn ly tâm và sàng loại xơ, nước được sử dụng nhằm mục đích rửa và tách tinh bột từ bột xơ củ mì.
– Đối với một số sản phẩm đòi hỏi phải làm mềm, chín nguyên liệu trước khi chế biến thì nước thải chủ yếu phát sinh từ công đoạn ngâm nguyên liệu, hấp, đông lạnh và súc rửa thiết bị.

Đặc tính của nước thải chế biến thực phầm:

  • Độ pH thấp
  • Hàm lượng chất hữu cơ dế phân hủy sinh học cao
  • Hàm lượng chất lơ lửng cao
  • Hàm lượng chất dinh dưỡng cao
  • Vi sinh vật

Sơ đồ công nghệ xử lý

   Nước thải từ các công đoạn sản xuất chứa nhiều cặn lơ lửng cho qua song chắn rác để tách rác có kích thước lớn. Sau đó dẫn qua bể lắng cát và tập trung tại bể thugom. Tiếp theo đó qua ngăn tách dầu mỡ, váng nổi khỏi mặt nước thải để thuận tiện cho vi sinh hoạt động sau này. Tiếp theo nước thải tiếp tục chảy qua bể điều hòa để điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải tạo chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý tiếp theo. 

   Sau đó toàn bộ nước thải tự chảy qua bể sinh học tiếp xúc. Ở bể này, hàm lượng BOD còn lại trong nước thải sẽ được xử lý tiếp với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí. Hiệu quả khử BOD có thể đạt 85 – 90%. Không khí ñược cung cấp cho bể sinh học nhờ 2 máy sục khí hoạt động luân phiên. Trong bể sinh học hiếu khí tiếp xúc có lắp đặt hệ thống vật liệu tiếp xúc bằng dây cước nhựa. Các vi sinh vật trong bể sẽ bám dính vào bề mặt vật liệu tiếp xúc tạo thành lớp màng vi sinh vật. Nước thải mang những chất hữu cơ khi đi ngang qua và tiếp xúc với lớp màng vi sinh này sẽ được vi sinh vật dùng để làm thức ăn tồn tại và phát triển. Từ đó nồng ñộ các chất ô nhiễm trong nước thải được được giảm thiểu và ít ô nhiễm hơn. Ngoài ra, lớp màng vi sinh này còn tạo ra những vùng thiếu khí giúp cho quá trình khử Nitơ trong nước thải được tăng lên. Nước thải sau đó tiếp tục chảy qua bể lắng, ở bể này các chất lơ lửng và những lớp màng vi sinh vật già cỗi sẽ được giữ lại làm giảm hàm lượng SS. Ra khỏi bể lắng, nước thải tiếp tục được đưa qua tiếp xúc với chất khử trùng clorine. Dung dịch clorine được bơm định lượng đưa vào bể trộn. Nhờ vào năng lượng khuấy trộn thuỷ lực, dung dịch clorine được khuếch tán đều vào trong nước. Bùn từ bể lắng một phần được bơm vào bể nén bùn để tách nước và bùn. Phần còn lại được hoàn lưu về bể sinh học hiếu khí nhằm cung cấp bùn để cung cấp bùn để cho vi sinh vật trong bể hoạt động. Bùn trong bể nén bùn được bơm lên máy ép bùn để loại bỏ nước ra khỏi bùn. Quá trình oxy hóa vi sinh vật gây bệnh xảy ra trong bể tiếp xúc clorine. Clorine là chất oxy hóa mạnh sẽ oxy hóa màng tế bào vi sinh vật gây bệnh và giết chết chúng. Thời gian tiếp xúc để loại bỏ vi sinh vật khoảng 20 – 40 phút.
Nước thải đầu ra sau xử lý đạt QCVN 24:2009/BTNMT, cột B.

NGUỒN: TAILIEUMOITRUONG.ORG

Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí
Hotline: 0902 576 506 – 0274 3800 140
Email: moitruongvietkhang@gmail.com