Công ty TNHH hóa chất xây dựng môi trường Việt Khang chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ. Tel 0916 818 437
TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN GỖ
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực.
Hiện nay, nước ta dự tính có khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ, 340 làng nghề gỗ và số lượng lớn các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đồ gỗ chưa được thống kê. Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì các doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô đa phần là nhỏ. Theo nguồn gốc vốn thì 5% số doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, 95% còn lại là thuộc khu vực tư nhân, trong đó có 16% có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).
Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ các năm từ 2003 đến 2007 tăng từ 567 triệu lên 2,4 tỷ USD. Sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 120 quốc gia.
Một số thị trường lớn về tiêu thụ sản phẩm gỗ của Việt Nam trước đây vẫn tiếp tục được duy trì như Hoa Kỳ chiếm 41%, EU chiếm 28%, Nhật Bản chiếm 12,8% giá trị sản phẩm xuất khẩu gỗ của Việt Nam.Hiện nay, cả nước có khoảng 2500 cơ sở chế biến gỗ, với công suất hoạt động tối thiểu 200 m3 gỗ tròn/năm. Năng lực sản xuất công nghiệp ước đạt hơn 7 triệu m3 gỗ tròn. Trong đó năng lực nhà máy mảnh khoảng 4 triệu m3 gỗ tròn rừng trồng, gỗ xẻ khoảng 3 triệu m3 và tổng công xuất thiết kế sản phẩm gỗ khoảng 2 – 2,5 triệu m3sản phẩm. Khoảng 300 doanh nghiệp FDI có quy mô lớn, tạo ra kim ngạch xuất khẩu chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu sẩn phẩm gỗ cả nước, còn lại hầu hết là doanh nghiệp gỗ trong nước có quy mô vừa và nhỏ. Trong những năm qua, số lượng các cơ sở chế biến gỗ tăng lên không nhiều mà chú yếu tăng công suất thiết kế. Các doanh nghiệp FDI và một doanh nghiệp trong nước đã đầu tư mở rộng công suất với công nghệ thiết bị tiên tiến hơn.
Đi cùng với sự phát triển của ngành chế biến gỗ thì sự tác động của các chất thải phát sinh từ các công ty chế biến gỗ đến môi trường ngày càng nghiêm trọng.
Qua đó, việc thiết hệ thống xử lý môi trường cho các công ty chế biến gỗ để xử lý nồng độ ô nhiễm của chất thải phát sinh tại công ty trước khi xả ra nguồn tiếp nhận là vô cùng cấp thiết.
Để đáp ứng được yêu cầu trên, đã có chúng tôi http://mtv.dev.zinimedia.com/ với đội ngũ kỹ thuật chuyên sâu về môi trường, thiết kế các hệ thống hiện đại, giảm chi phí đầu tư, áp dụng công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất trong xử lý nước thải
- ĐẶC TÍNH VÀ THÀNH PHẦN NGUỒN THẢI
Nước thải sản xuất gỗ là nước thải phát sinh từ các quá trình: sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, sơn mài gỗ, luộc gỗ,….
Nước thải sản xuất gỗ có hàm lượng ô nhiễm khá cao, do đó phải áp dụng phương pháp keo tụ kết hợp sinh học mới xử lý triệt để chất ô nhiễm.
Công đoạn luộc gỗ, ngâm tẩm gỗ thì lượng nước thải ra ít nhưng độc hại do có chứa các hóa chất ngâm tẩm và ligin. Trong công đoạn sơn, công ty sử dụng buồng hấp thu màng nước để giữ lại bụi sơn và một phần các hơi dung môi.
Đặc điểm của nước thải sản xuất là nhiễm các hơi dung môi, chứa nhiều bụi sơn, màng dầu,…đặc trưng của dạng ô nhiễm nhẹ nên dễ xứ lý. Nước thải sau khi luộc gỗ thường có nồng độ ô nhiễm cao (COD>500mg/l) và trong nước thải sau khi luộc gỗ bị nhiễm các mạt cưa và mùn gỗ nên TSS cũng khá cao (TSS>400mg/l). Lượng nước thải còn lại của xưởng là nước thải sinh hoạt của công nhân. Nước thải chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan, cặn bã hữu cơ, các chất dinh dưỡng có nguồn gốc N, P và vi trùng. - QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN GỖ
Thuyết minh công nghệ:
Nước thải sinh hoạt và quá trình sản xuất gỗ từ ngăn lắng của các hầm tự hoại theo cống dẫn vào hố thu có đặt song chắn rác thô, nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…) đồng thời làm giảm 4% lượng SS và BOD. Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được lấy định kỳ đem đổ bỏ. Sau đó, nước thải từ hố thu được bơm lên bể điều hòa của hệ thống nhờ bơm nhúng chìm. Ngoài ra nước thải từ bồn tắm, bồn rửa, khu văn phòng được đưa trực tiếp vào bể điều hòa. Riêng nước thải nhà ăn được đưa qua đường ống dẫn riêng đến bể tách mỡ. Tại bể tách mỡ, các giọt dầu nhẹ hơn nước nổi lên trên mặt nước, phần nước trong được bơm vào bể điều hòa. Phần dầu nổi trên mặt nước được vớt định kỳ đem đổ bỏ nơi quy định.
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải một cách ổn định trước khi đưa vào các công trình đơn vị phía sau, đồng thời phân hủy một phần các chất ô nhiễm có trong nước thải (10% BOD). Hệ thống phân phối khí đặt trong bể điều hòa nhằm cung cấp oxy và xáo trộn đều nước thải trước khi vào các công trình xử lý phía sau.
Trên đường ống chảy vào bể keo tụ tạo bông, hóa chất nâng keo tụ và trợ lắng được châm vào, dưới tác dụng của dòng chảy rối trong đường ống, các chất màu và cặn lơ lửng bị kết tủa lại tạo thành các bông cặn và chảy vào ống trung tâm bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, các bông cặn lắng xuống dưới đáy bể và được đưa về bể nén bùn.
Nước thải sau khi qua bể lắng 1 sẽ được đưa qua bể UASB. Tại bể, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO2, CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ + Vi sinh vật kỵ khí → CO2 + CH4 + H2S + Sinh khối mới + …
Nước thải sau khi qua bể điều hòa sẽ tự chảy và cụm bể Anoxic và bể sinh học. bể Anoxic kết hợp Aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrate hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2, khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí – hiếu khí sẽ tận dụng được lượng carbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng carbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrate hóa, khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.
Từ bể Anoxic, nước thải tự chảy vào bể hiếu khí Aerotank. Tại đây, các chất hữu cơ trong nước thải sẽ được xử lý triệt để. Thiết bị thổi khí chìm được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí tồn tại ở trạng thái lơ lửng (bùn hoạt tính) sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước.
Nước thải sau khi ra khỏi bể hiếu khí Aerotank sẽ chảy tràn qua bể lắng 2.
Tại đây, xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bùn (vi sinh vật). Phần bùn lắng này chủ yếu là vi sinh vật trôi ra từ bể hiếu khí Aerotank được bơm bùn chìm bơm tuần hoàn về bể hiếu khí Aerotank nhằm duy trì nồng độ vi sinh vật. Phần bùn dư được bơm về bể chứa bùn nhằm làm giảm độ ẩm của bùn thải. Phần bùn dư sẽ được hút định kỳ đổ bỏ nơi quy định, phần nước tách pha được dẫn về bể điều hòa để tiếp tục xử lý.
Phần nước trong sau khi qua bể lắng sẽ chảy qua bể khử trùng, hóa chất
khử trùng (dung dịch NaOCl 10%) được bơm đồng thời vào bể để xử lý triệt để các vi trùng gây bệnh như E.Coli, Coliform,… Nước thải sau khi qua bể khử trùng đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A và được xả ra cống thoát nước chung.
Tùy theo chất lượng nước đầu vào và các đặc trưng hệ thống theo yêu cầu quý khách hàng, Công ty TNHH hóa chất xây dựng môi trường Việt Khang sẽ lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp với mức chi phí đầu tư, chi phí vận hành tốt nhất trong điều kiện hiện hữu của Quý doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG
Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương
CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 818 437 – 0274 3800 140 – Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com