TÚI NILON THÂN THIỆN: GẬP GHỀNH CON ĐƯỜNG TIẾP CẬN

Miễn phí tư vấn lập hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận bao bì thân thiện với môi trường. Thực hiện hồ sơ với thủ tục đơn giản tiết kiệm thời gian và chi phí thấp nhất. Tel 0916818437

Mặc dù thời gian qua, các kênh phân phối hiện đại đã tiên phong trong việc triển khai sử dụng túi nilon bảo vệ môi trường, nhưng thực tế người dân vẫn chưa mặn mà với hình thức này. Còn tại các chợ truyền thống, túi nilon  vẫn được sử dụng vô tội vạ, khiến không ít người lo ngại.

Túi nilon bao vây hàng hóa

Nếu như trước đây, người đi chợ thường xách theo những chiếc làn nhựa đề đựng thực phẩm, rau xanh, hoa quả thì dường như hình ảnh đó hiện nay rất hiếm. Thay thế chiếc làn nhựa thì nay đa phần là những chiếc túi nilon đủ mọi kích cỡ, màu sắc, “nhỏ gọn và tiện lợi”. Chị Thu Hà (nhân viên văn phòng) cho biết, ngay cả khi dùng làn đi chợ, tuy có bớt được vài chiếc túi chúng tôi vẫn phải dùng túi nilon để phân loại thực phẩm chín và sống chứ không thể loại bỏ hoàn toàn. Đối với những người đi làm trên đường về tranh thủ qua chợ mua thức ăn thì việc mang theo làn là không thể, bởi vậy túi nilon vẫn là lựa chọn tối ưu.

 
images826186_tui_nilon
Túi nilon vẫn được người tiêu dùng ưa chuộng bởi sự tiện lợi và không mất chi phí

Còn tại các hệ thống phân phối lớn như: Coop Mart, Metro, Big C… đã chuyển sang sử dụng bao bì thân thiện với môi trường. Theo đó, từ cuối năm 2013, Big C đã chính thức đưa túi tự hủy vào sử dụng làm bao bì đựng hàng hóa cho khách hàng, thay thế loại túi nilon được dùng trước đó trên toàn hệ thống Big C. Hay tại hệ thống siêu thị Metro cũng khuyến cáo khách hàng sử dụng túi sử dụng nhiều lần để đựng hàng khi mua sắm thay thế túi nylon thông thường, được phát miễn phí. Các túi thân thiện này có giá bán 10.000 đồng/chiếc. Lần mua sau, khách hàng có thể tái sử dụng chiếc túi này tại Metro.

Tuy nhiên, cũng như tình trạng ở các chợ truyền thống, phần lớn khách hàng sau khi mua sắm tại những địa điểm này cũng sẽ lại mang về cả đống đồ đựng trong những túi nilon khác nhau. Từ đồ ăn chế biến sẵn như giò, chả, bánh đến những thực phẩm tươi sống như rau, thịt, đậu, cá trái cây, thậm chí chỉ vài củ tỏi, củ gừng, vài nhánh hành, vài quả ớt…, mỗi loại thực phẩm là một túi ni lon riêng. Có dịp mục sở thị tại các quầy tính tiền cho khách ở siêu thị, hình ảnh nhân viên thu ngân thường dùng rất nhiều các loại túi nilon với kích cỡ to, nhỏ khác nhau để đựng hàng hóa cho khách đã trở nên quen thuộc. Cứ mỗi lần đi mua sắm như thế, người tiêu dùng ít nhất cũng “sở hữu” khoảng dăm, bảy chiếc túi nilon là bình thường.

Cạnh tranh ngầm về giá thành

Mặc dù xét về kinh tế lẫn môi trường, túi sử dụng nhiều lần tiết kiệm chi phí hơn, hạn chế rác thải nhưng ưu điểm tiện lợi cũng như thói quen của người dân là điều khó thay đổi. Chia sẻ về điều này, chị Hà cho biết: “Túi nilon đựng hàng có giá rẻ hay miễn phí đã khiến tôi vẫn giữ thói quen cũ và không muốn hoặc chưa sẵn sàng chuyển sang sử dụng bao bì tự hủy với giá cao hơn và điều kiện sử dụng ràng buộc.”

Được biết, Luật Thuế bảo vệ môi trường đã có hiệu lực từ 1-1-2012. Theo luật này, mỗi ki lô gam túi ni lông khó phân hủy sẽ chịu 40.000 đồng tiền thuế. Tuy nhiên, giá túi ni lông này được bán ở các chợ vẫn phổ biến trên dưới 30.000 đồng/ki lô gam. Thực tế này được nhiều người đặt câu hỏi, phải chăng, giá thành sản phẩm không thay đổi là nhiều doanh nghiệp sản xuất loại hàng này đã không đóng thuế bảo vệ môi trường?

Nghịch lý này đã dẫn đến việc các tiểu thương, người dân không mặn mà với việc sử dụng túi thân thiện với môi trường, họ vẫn chọn loại túi ni lông khó phân hủy được bán với giá rẻ hơn và vốn quen thuộc từ lâu nay. Theo chị Phạm Hải – một tiểu thương kinh doanh thịt bò tại chợ cầu Tó (Thanh Liệt – Thanh Trì – Hà Nội) thì với 1 kg túi nilon dùng đựng thịt bò bán cho khách có thể dùng trong vòng 1 tuần. Từ đó, có thể thấy, chỉ với một sạp thịt bò nhỏ còn sử dụng nhiều như vậy, còn với những hộ kinh doanh các mặt hàng khác, đặc biệt là rau xanh, trái cây, hay thực phẩm tươi sống thì phải sử dụng lượng túi nilon gấp đôi, ba lần. Thậm chí, nhiều người còn lạm dụng túi nilon, ví như, khi mua cá, sau khi được mổ sẵn tại chợ, thay vì dùng 1 túi nilon, người mua hàng sẽ yêu cầu dùng 2 lượt túi vì sợ tanh và vấy bẩn lên quần áo và đồ dùng khác.

Nêu ý kiến về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc Công ty luật Minh Thư cho rằng, đây là sự không sòng phẳng trên thị trường túi ni lông hiện nay. Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh việc các cơ quan thuế cần làm nghiêm chuyện thu thuế bảo vệ môi trường thì công tác tuyên truyền đến người dân cần cụ thể hơn như công khai thông báo tên các doanh nghiệp đang sản xuất túi nilon bảo vệ môi trường được cấp chứng nhận sản phẩm. Bên cạnh đó, cần có khuyến cáo cách nhận biết đâu là các sản phẩm chất lượng, sản phẩm tái chế… do rất ít người dân biết đến các sản phẩm này cũng như cách thức phân biệt được túi ni lông khó phân hủy và túi ni lông thân thiện với môi trường vì việc phổ biến thông tin vẫn chưa tốt.

Nguồn: Báo Lao động Thủ Đô

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương

CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 818437 – 002743800140  – Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com