Xử lý nước thải chăn nuôi

1. Nguồn gốc của nước thải

Chất thải chăn nuôi có nguồn gốc chủ yếu từ các phân, nước tiểu và các chất thải hữu cơ sinh ra trong quá trình chăn nuôi gia súc gia cầm của các trang trại hoặc các hộ chăn nuôi gia đình. Các chất thải được quá trình chăn nuôi bao gồm Nước tiểu, phân, thức ăn thừa của vật nuôi, chất độn chuồng; nước thải từ việc vệ sinh chuồng trại, thay nước, tắm cho vật nuôi, vệ sinh dụng cụ;… Nước thải chăn nuôi lợn chiếm phần lớn lượng nước thải của ngành chăn nuôi khi thải ra hơn 80 triệu tấn nước thải mỗi năm.

2. Đặc tính của nước thải chăn nuôi

Mặc dù đối với mỗi loại gia súc gia cầm sẽ tạo ra nước thải khác nhau nhưng thành phần cơ bản chung của nước thải này gồm có:

  • Các chất hữu cơ như cellulose, protit, acid amin, chất béo, hidratcarbon và các dẫn xuất của chúng có trong phân, thức ăn thừa (chiếm 70%)
  • Các chất vô cơ như  đất, cát, urê, muối vô cơ, muối chlorua, ammonium,… (chiếm 20-30%)
  • Hàm lượng Nito và Photpho cao (Nito 571 – 1026 mg/l, Photpho 39 – 94 mg/l) trong chất thải do khả năng hấp thụ các chất trên của vật nuôi khá kém.
  • Vi sinh vật gây bệnh: vi rút, giun sán,…

3. Ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đối với môi trường

a) Ô nhiễm nước: Nước thải chăn nuôi thường chứa nhiều hợp chất hữu cơ và khoáng, bao gồm phân, nước tiểu và chất thải từ quá trình chế biến thức ăn. Những chất này có thể làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và sông ngòi. Nước thải từ chăn nuôi còn chứa nhiều dầu mỡ và chất chất béo, gây nên môi trường mất cân bằng. Các chất này có thể tạo ra lớp dầu mỡ trên bề mặt nước, ảnh hưởng đến hoạt động của loài cá và các sinh vật thủy sinh.

Tăng nồng độ nitơ và photpho trong nước: Chất thải từ ngành chăn nuôi thường chứa nhiều nitơ và photpho, khi đưa vào môi trường nước, chúng có thể gây tăng nồng độ của các chất này. Điều này gây phì dưỡng hệ sinh thái, làm ảnh hưởng đến cây trồng, làm giảm oxy hóa trong nước.

b) Ô nhiễm không khí: Khí ammonia và khí methane, phát sinh từ các thành phần dễ phân hủy có trong nước thải. Lượng lớn khí Methane thải ra sẽ làm tăng hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó việc xử lý không tốt loại nước thải này sẽ làm phát tán các mầm bệnh từ các vi sinh vật có trong nước thải, gây ra dịch bệnh ở vật nuôi và con người.

4. Quy định về tiêu chuẩn xử lý nước thải chăn nuôi

Căn cứ theo văn bản QCVN 62-MT:2016/BTNMT, áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xả nước thải chăn nuôi ra nguồn tiếp nhận nước thải. Quy định bao gồm:

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi được xả ra nguồn tiếp nhận nước thải được tính theo công thức sau:

Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

  • C: là giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải ngành chăn nuôi.
  • Kq: Hệ số của nguồn nước thải tiếp nhận.
  • Kf: Hệ thống lưu lượng của nguồn nước thải.
TTThông sốĐơn vịGiá trị C
AB
1pH6 – 95,5 – 9
2BOD5mg/l40100
3CODmg/l100300
4Tổng chất rắn lơ lửngmg/l50150
5Tổng Nitơ (theo N)mg/l50150
6Tổng ColiformMPN hoặc CFU /100 ml30005000
Bảng giá trị thông số trong nước thải chăn nuôi

Xem thêm: Văn bản QCVN 62-MT:2016/BTNMT

5. Những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi

a) Xử lý nước thải chăn nuôi bằng biogas

Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam nhờ chi phí xây dựng thấp, tận dụng bùn của hệ thống để làm phân bón, thu được khí gas để sử dụng trong sinh hoạt gia đình,…

Tuy nhiên, nước thải từ hầm Biogas cần được tiếp tục xử lý thêm. Do hệ thống chưa xử lý được lượng Nito, Photpho và COD vẫn còn ở mức 1000 mg/l.

b) Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật

Lục bình, dừa nước, cỏ muỗi, mè vừng,… là những thực vật thường được ứng dụng để xử lý nước thải ao nuôi tôm, cá, thủy sản bởi đặc tính phát triển rất nhanh trong môi trường nước ô nhiễm, lại rất dễ tìm.

Đây là một trong những phương pháp đem lại hiệu quả cao, chi phí thấp nhờ nguồn nguyên liệu có sẵn và công nghệ đơn giản. Nhươc điểm của phương pháp này chủ yếu nằm ở việc thời gian xử lý dài trong quá trình phân hủy chất hữu cơ của thực vật thủy sinh.

c) Xử lý nước thải chăn nuôi bằng bằng bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là một loại bùn được giàu vi khuẩn và vi sinh vật có khả năng phân hủy chất thải hữu cơ. Trong quá trình xử lý, nước thải được đưa vào các bể lắng nơi bùn hoạt tính tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn hoạt động. Vi khuẩn này tiêu biến các chất hữu cơ trong nước thải, làm cho chúng trở thành những chất vô cơ, các chất khí đơn giản và nước.

d) Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp lọc sinh học

Lọc sinh học là công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi bò và heo sau biogas được đánh giá mang lại hiệu quả tích cực, có khả năng ứng dụng trong thực tế cao vì dễ vận hành, chi phí đầu tư thấp.

Nước thải được tách ra từ hệ thống hầm biogas sẽ được dẫn về bể thu gom kết hợp bể phân hủy thiếu khí có ngăn lắng và lưu lại đây khoảng 4 tiếng. Sau đó, nước thải được bơm lên bể lọc sinh học, trong quá trình lọc sẽ tuần hoàn khoảng 20 – 30% về bể lắng, phần còn lại sẽ chảy sang ao thủy sinh dạng tùy tiện, thời gian lưu nước khoảng 10 ngày.

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và bảo trì bảo dưỡng các hệ thống xử lý nước thải. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.

🏢 Địa chỉ:

Văn phòng:145 Đường K, Khu Trung Tâm Hành Chính, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, TX Dĩ An, Bình Dương

Chi nhánh: Số 70 Đường 13, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM

☎️ Hotline: 0916 818 437 – 0274 3800 140

📧 Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com

Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ bạn và cùng xây dựng một môi trường sạch hơn và bền vững cho tương lai!