Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2014) hồ sơ môi trường thay thế cho Bản Cam Kết bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2005) được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
- Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2014) hồ sơ môi trường thay thế cho Bản Cam Kết bảo vệ môi trường (theo luật môi trường 2005) được áp dụng từ ngày 01/01/2015.
- Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp đối với Cơ quan Nhà nước. Trong đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm của dự án gây ra ở giai đoạn xậy dựng cho đến khi đi vào hoạt động. Đồng thời đưa ra những biện pháp thích hợp trong từng giai đoạn để bảo vệ môi trường.
Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường ?
- Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường
- Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế – xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường
- Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:
- Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ, Sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN
KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
- Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:
- Dự án đầu tư mới hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất có tổng quy mô, công suất của cơ sở đang hoạt động và phần đầu tư mới thuộc đối tượng quy định tại cột 5 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- Dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án, phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ (bao gồm cả cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại cột 3 Phụ lục II Mục I ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Thời gian đăng ký, xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường: Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Quy trình thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường:
– Xác định địa điểm thực hiện, đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh khi dự án hoạt động như việc khảo sát quy mô dự án, các điều kiện kinh tế – xã hội – xã hội liên quan đến dự án.
– Xác định nguồn gây ô nhiễm phát sinh như nguồn nước thải, nguồn khí thải ô nhiễm, các chất thải rắn phát sinh, tiếng ồn, độ rung,… và một số vấn đề khác có thể phát sinh trong quá trình dự án hoạt động.
– Đánh giá mức độ tác động của nguồn ô nhiễm phát sinh có ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố tài nguyên môi trường xung quanh để đưa ra giải pháp phù hợp.
– Đánh giá các biện pháp xử lý, các hạng mục bảo vệ môi trường mà dự án đã thực hiện.
– Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
– Chủ dự án cung cấp một số giấy tờ liên quan đến dự án để lập kế hoạch bảo vệ môi trường và nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:
Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được chủ dự án, cơ sở gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc gửi bản điện tử thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp huyện để được xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, gồm:
- 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
- 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
- Thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường:
- Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 40/2019/NĐ-CP, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
- Thời hạn xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 40/2019/NĐ-CP có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo Mẫu số 03 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Trường hợp chưa xác nhận phải có thông báo bằng một văn bản và nêu rõ lý do (trong đó nêu rõ tất cả các nội dung cần phải bổ sung, hoàn thiện một lần) theo Mẫu số 04 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:
- Thay đổi địa điểm thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ so với phương án trong kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận;
- Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình, việc không triển khai thực hiện dự án, phương án quy định tại điểm b khoản 4 Điều 33 Luật bảo vệ môi trườnglà việc chủ dự án, chủ cơ sở không triển khai hạng mục nào trong giai đoạn thực hiện dự án, phương án theo quy định của pháp luật về xây dựng;
- Việc đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường thực hiện theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký và thông báo cho cơ quan đã xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường biết việc thay đổi.”
- Trường hợp triển khai dự án mới mà không lập kế hoạch bảo vệ môi trường, chủ đầu tư hoặc doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:
CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG
Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương
CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 576 506 – 0274 3800 140 – Email: moitruongvietkhang@gmail.com