GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho biết, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi ở Hà Nội đã có từ lâu rồi, tuy nhiên trong thời gian qua nó càng ngày càng trầm trọng hơn.
Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới (6/5) năm 2019 với chủ đề “Ô nhiễm không khí”, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Giám đốc Trung tâm Môi trường đô thị và Công nghiệp, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã có những chia sẻ với PV Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử xung quanh vấn đề này.
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Giám đốc Trung tâm Môi trường đô thị và Công nghiệp, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam. |
Theo GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng, tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm bụi ở Hà Nội đã có từ lâu rồi, tuy nhiên trong thời gian qua nó càng ngày càng trầm trọng hơn. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do các nguồn thải ra bụi mịn PM2.5 cơ bản là từ các xe cộ, nhất là những xe chạy bằng dầu diezen nó càng thải ra nhiều loại bụi nguy hiểm hơn.
Trong thành phần các phương tiện giao thông của Hà Nội thì lượng xe máy tham gia giao thông rất lớn, mặt khác có rất nhiều xe đã chạy từ lâu, nó không được bảo dưỡng cho nên lượng khí thải ra gây ô nhiễm càng lớn.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do các nguồn thải ra bụi mịn PM2.5 cơ bản là từ các xe cộ. |
Ngoài nguyên nhân ô nhiễm không khí do giao thông, còn phải kể đến tình trạng ô nhiễm do hoạt động sản xuất công nghiệp. Việc sản xuất đốt các nhiên liệu từ than, dầu đều thải ra bụi mịn, những hạt bụi mịn này lại bay rất xa, nó không phải chỉ ảnh hưởng ngay tại nơi sản xuất, mà phạm vi ảnh hưởng của nó là cả hàng chục cây số.
Các khu sản xuất công nghiệp ở nước ta trong thời gian qua ở tại Hà Nội, tại các thành phố xung quanh Hà Nội, ở các tỉnh lân cận vô cùng phát triển cho nên lượng bụi thải ra gây ô nhiễm không khí là tương đối lớn.
Các khu sản xuất công nghiệp ở nước ta trong thời gian qua ở tại Hà Nội, tại các thành phố xung quanh Hà Nội, ở các tỉnh lân cận vô cùng phát triển cho nên lượng bụi thải ra gây ô nhiễm không khí là tương đối lớn. |
Ngoài ra, nguyên nhân gây ô nhiễm không khí còn do bụi từ mặt đất sản sinh ra. Như chúng ta biết, mặt đường giao thông ở nước ta hết sức ô nhiễm, hơn nữa lại không được vệ sinh thường xuyên nên lượng bụi này cứ bay lên xong lại chìm xuống và nó tồn tại lâu trong lòng Hà Nội.
GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng – Giám đốc Trung tâm Môi trường đô thị và Công nghiệp, Phó chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho biết: Hiện nay để hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí, 2 thành phố lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã áp dụng rất nhiều biện pháp, nhiều quy định làm cho lượng ô nhiễm không khí này cũng phần nào đó giảm thiểu.
Một số biện pháp được áp dụng hạn chế ô nhiễm như cố gắng để cải tạo đường xá, gia công, gia cố vệ sinh mặt đường sạch sẽ, thực hiện đúng quy định về xả khí thải của các xe cộ lưu thông trên địa bàn thành phố, số lượng bụi thải ra phải nằm dưới giới hạn cho phép.
Có rất nhiều loại xe cũ lưu hành nên chúng ta cũng cần phải hạn chế, tập trung phát triển giao thông công cộng, trong tương lai sẽ giảm bớt các loại xe cá nhân, xe máy…
Ngoài ra, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cho rằng, một biện pháp quan trọng hơn nữa là trồng và phát triển nhiều cây xanh, cây xanh có khả năng hút bụi và hút các loại khí độc bên trong không khí, nó cũng làm giảm ô nhiễm bụi PM2.5, và cũng theo GS. Đăng, Hà Nội thời gian vừa qua phát triển cây xanh tương đối tốt.
Nói về tác hại của ô nhiễm bụi PM2.5, GS.TSKH Phạm Ngọc Đăng cũng chia sẻ thêm: “Bụi PM2.5 này nó đi vào rất sâu trong phế quản của con người, càng vào sâu nó càng ảnh hưởng lớn, nó làm cho tắc nghẽn đường hô hấp.
Ngoài các bệnh về đường hô hấp như ho, hen, viêm phổi thì có những loại bụi mang tính hóa học độc hại thải ra từ các loại xe cộ hay hoạt động sản xuất công nghiệp là nguyên nhân gây ra ung thư”.
Nguồn: moitruongvadothi.vn