BÁO CÁO GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang – Chuyên lập các báo cáo môi trường, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, khai thác nước ngầm và các dịch vụ liên quan tới Môi trường.
Tư vấn miễn phí – Liên hệ: 0902.576.506

Báo cáo giám sát môi trường định kỳ là gì?

Báo cáo giám sát môi trường theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT gọi là báo cáo kết quả quan trắc, đây là loại hồ sơ được thực hiện trong suốt quá trình hoạt động của Doanh nghiệp với tần suất định kỳ hàng năm.

Tại sao phải lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ?

Lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ giúp doanh nghiệp với thể theo dõi quan trắc số liệu của tổ chức mình, thẩm định được ảnh hưởng ảnh hưởng của nguồn ô nhiễm đối sở hữu môi trường, giúp cho mỗi doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc kiểm soát an ninh môi trường và góp phần ngăn chặn được những khó khăn ô nhiễm, xây dựng những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và đưa ra những biện pháp xử lý môi trường phù hợp.

Đối tượng cần lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, khu chế xuất,… đang hoạt động và thuộc đối tượng lập một trong các loại hồ sơ môi trường: Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Kế hoạch bảo vệ môi trường, Đề án bảo vệ môi trường đều phải lập Báo cáo kết quả quan trắc (Theo Điều 21 Thông tư 43/2015/TT-BTNMT).

Trong một số trường hợp, Doanh nghiệp không thuộc một trong các đối tượng trên nhưng được cơ quan chức năng yêu cầu thì vẫn phải lập báo cáo kết quả quan trắc.

Quy trình thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

– Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh, tiến hành việc thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động của dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh như về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, khí hậu, địa chất,…

– Quan trắc và xác định nguồn ô nhiễm có thể phát sinh khi dự án hoạt động như nguồn nước thải, khí thải, các chất thải rắn,…

– Thực hiện việc lấy mẫu phân tích nguồn ô nhiễm như nước thải, mẫu không khí bên ngoài, không khí bên trong, khí thải tại nguồn nếu dự án có sử dụng máy phát điện, các thông số về độ rung, tiếng ồn,… Sau đó đem phân tích tại phòng thí nghiệm.

– Tiến hành xây dựng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm dự phòng sự cố.

– Đề xuất các phương án quản lý, dự phòng ngăn chặn và xử lý khí thải, nước thải, các phương án thu gom chất thải nguy hại.

– Cam kết khắc phục những nội dung chưa đạt, các biện pháp cùng thời gian khắc phục; cam kết vận hành và thực hiện thường xuyên các biện pháp xử lý , giảm thiểu chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của môi trường; cam kết bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Yêu cầu chủ doanh nghiệp cung cấp một số hồ sơ liên quan đến dự án và tiến hành soạn thảo hồ sơ báo cáo giám sát môi trường định kỳ theo Thông tư 43/2015/TT-BTNMT.

– Gửi hồ sơ về chủ doanh nghiệp xem xét và ký nhận, sau đó nhận hồ sơ sẽ trình nộp báo cáo lên cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét phê duyệt báo cáo giám sát môi trường định kỳ như các Sở TNMT, các phòng sở TNMT tại địa phương dự án triển khai.

Tần suất thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ:

Báo cáo kết quả quan trắc có thể được thực hiện định kỳ 03 tháng/lần, 06 tháng/lần hoặc 1 năm/lần tùy theo quy định trong hồ sơ môi trường đã được phê duyệt/xác nhận, hoặc yêu cầu của cơ quan chức năng.

Theo quy định tại Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bảo vệ môi trường cụm công nghiệp, khu kinh doanh, dịch vụ tập trung, làng nghề và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải thực hiện quan trắc nước thải, khí thải phát sinh từ quá trình hoạt động; đối tượng và tần suất quan trắc tối thiểu được quy định tại Phụ lục 10 của Thông tư số 31/2016/TT-BTNMT cụ thể:

– Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định số 18/2015/NĐ-CP thì tần suất quan trắc là 01 lần/03 tháng.

– Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thì tần suất quan trắc là 01 lần/06 tháng.

– Cơ sở có quy mô tương đương với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 32 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT thì tần suất quan trắc là 01 lần/01 năm.

Thời gian gửi báo cáo:

Gửi báo cáo kết quả quan trắc định kỳ chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc đợt quan trắc.

Mẫu báo cáo giám sát môi trường định kỳ: 

Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ theo đợt theo mẫu quy định tại Biểu A1 Phụ lục V  Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT.

Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường tổng hợp năm theo mẫu quy định tại Biểu A2 Phụ lục V Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT

Để được tư vấn miễn phí hồ sơ môi trường tốt nhất

Liên hệ ngay: Công ty TNHH hóa chất xây dựng môi trường Việt Khang

Hotline: 0902.576.506

Email: moitruongvietkhang@gmail.com