Ngày 11 tháng 10 năm 2017, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh có bài viết “Bộ Tài nguyên và Môi trường mỗi ngày thanh tra 3 doanh nghiệp” đề cập đến việc triển khai Kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường năm 2017 của Bộ. Để có cái nhìn toàn diện, Tổng cục Môi trường xin được thông tin đầy đủ đến các cơ quan thông tấn, báo chí như sau:
Triển khai thực hiện Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung thanh tra, kiểm tra đối tượng có lưu lượng nước thải từ 200m3/ngày đêm trở lên, Tổng cục Môi trường đã khẩn trương rà soát, lập danh mục và đề xuất Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường năm 2017 đối với 758 cơ sở. Tuy nhiên, sau khi trao đổi, thống nhất với các Bộ, ngành và địa phương, để đảm bảo kế hoạch thanh tra không chồng chéo, không ảnh hưởng đến doanh nghiệp theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường năm 2017 sau đó đã được điều chỉnh xuống còn 472 cơ sở.
Triển khai kế hoạch thanh tra, Tổng cục Môi trường đã huy động sự tham gia tổng lực của các đơn vị trực thuộc, thành lập 13 đoàn thanh tra, lấy nòng cốt chủ trì là 03 Cục: Kiểm soát hoạt động môi trường, Môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Môi trường miền Nam; với sự tham gia của các Cục: Kiểm soát ô nhiễm, Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế/ Khu công nghiệp, Sở Công Thương, lực lượng cảnh sát môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở thuộc đối tượng thanh tra. Các đoàn thành tra có đơn vị được trưng cầu giám định nước thải, khí thải và chất thải khác tham gia. Trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo của các đơn vị chủ trì thực hiện kế hoạch thanh tra. Các đoàn thanh tra được chia thành các tổ, tổ chức thanh tra ở các cơ sở dưới sự chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra.
Nội dung thanh tra bao gồm chấp hành quy định pháp luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: chấp hành các thủ tục hành chính; chấp hành quy định về thu gom, lưu giữ, xử lý hoặc chuyển giao xử lý chất thải; lắp đặt, vận hành các công trình bảo vệ môi trường; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xả thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác.
Để đảm bảo các nội dung thanh tra nêu trên, thời gian thanh tra đối với mỗi đối tượng thanh tra là 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định. Trong thời gian này, Đoàn thanh tra phải tiến hành đầy đủ các bước theo quy định, bao gồm: nghiên cứu, đánh giá về mặt hồ sơ, tài liệu; kiểm tra thực tế; lấy mẫu nước thải, khí thải và chất thải khác; phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm; làm việc, trao đổi, nghe cơ sở giải trình theo quy định; trao đổi, thảo luận trong tổ, trong đoàn; chuẩn bị biên bản, dự thảo kết luận, v.v. Trong từng đoàn thanh tra, các thành viên đều được Trưởng đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và trước pháp luật về các nhiệm vụ đã được phân công, chỉ được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước khi đi công tác để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra đối với hầu hết các đối tượng theo kế hoạch, riêng Đoàn thanh tra tại tỉnh Long An và Đoàn Thanh tra tại tỉnh Gia Lai đang triển khai tiếp đến cuối tháng 10/2017 và đầu tháng 11/2017 sẽ kết thúc, trả kết quả và ban hành Kết luận theo quy định của Luật Thanh tra.
Triển khai kế hoạch thanh tra, Tổng cục Môi trường đã huy động sự tham gia tổng lực của các đơn vị trực thuộc, thành lập 13 đoàn thanh tra, lấy nòng cốt chủ trì là 03 Cục: Kiểm soát hoạt động môi trường, Môi trường miền Trung và Tây Nguyên, Môi trường miền Nam; với sự tham gia của các Cục: Kiểm soát ô nhiễm, Quản lý chất thải và Cải thiện môi trường và các Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế/ Khu công nghiệp, Sở Công Thương, lực lượng cảnh sát môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cơ sở thuộc đối tượng thanh tra. Các đoàn thành tra có đơn vị được trưng cầu giám định nước thải, khí thải và chất thải khác tham gia. Trưởng đoàn thanh tra là lãnh đạo của các đơn vị chủ trì thực hiện kế hoạch thanh tra. Các đoàn thanh tra được chia thành các tổ, tổ chức thanh tra ở các cơ sở dưới sự chỉ đạo của Trưởng đoàn thanh tra.
Nội dung thanh tra bao gồm chấp hành quy định pháp luật bảo vệ môi trường, cụ thể như sau: chấp hành các thủ tục hành chính; chấp hành quy định về thu gom, lưu giữ, xử lý hoặc chuyển giao xử lý chất thải; lắp đặt, vận hành các công trình bảo vệ môi trường; tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn xả thải; các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác.
Để đảm bảo các nội dung thanh tra nêu trên, thời gian thanh tra đối với mỗi đối tượng thanh tra là 45 ngày, kể từ ngày công bố quyết định. Trong thời gian này, Đoàn thanh tra phải tiến hành đầy đủ các bước theo quy định, bao gồm: nghiên cứu, đánh giá về mặt hồ sơ, tài liệu; kiểm tra thực tế; lấy mẫu nước thải, khí thải và chất thải khác; phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm; làm việc, trao đổi, nghe cơ sở giải trình theo quy định; trao đổi, thảo luận trong tổ, trong đoàn; chuẩn bị biên bản, dự thảo kết luận, v.v. Trong từng đoàn thanh tra, các thành viên đều được Trưởng đoàn phân công nhiệm vụ cụ thể, chịu trách nhiệm trước Trưởng đoàn và trước pháp luật về các nhiệm vụ đã được phân công, chỉ được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước khi đi công tác để thực hiện nhiệm vụ thanh tra theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đúng tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, Tổng cục Môi trường đã tiến hành thanh tra đối với hầu hết các đối tượng theo kế hoạch, riêng Đoàn thanh tra tại tỉnh Long An và Đoàn Thanh tra tại tỉnh Gia Lai đang triển khai tiếp đến cuối tháng 10/2017 và đầu tháng 11/2017 sẽ kết thúc, trả kết quả và ban hành Kết luận theo quy định của Luật Thanh tra.