KẾ HOẠCH PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT

Công ty tư vấn Môi Trường Việt Khang chuyên thực hiện các hồ sơ thủ tục về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với chi phí rẻ nhất. Hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí 0916818437

Theo thông tư 20/2013-TT-BCT về phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất thì các cơ sở sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực hóa chất phải có kế hoạch, biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất.

Nội dung thông tư: thong-tu-20-2013-tt-bct-ke-hoach-phong-ngua-ung-pho-su-co

Theo Luật Hoá chất 2007:

Điều 10. Yêu cầu đối với dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất:

Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh hóa chất phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất hoặc Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định tại Chương VI của Luật này.

Điều 12. Yêu cầu về cơ sở vật chất – kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh hóa chất:

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hóa chất phải bảo đảm các điều kiện cơ sở vật chất – kỹ thuật phù hợp với quy mô hoạt động và đặc tính của hóa chất bao gồm trang thiết bị an toàn, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống sét, phòng, chống rò rỉ, phát tán hóa chất và các sự cố hóa chất khác.

Điều 29. Phiếu an toàn hóa chất:

Phiếu an toàn hóa chất bao gồm các nội dung biện pháp phòng ngừa, ứng phó khi có sự cố

Điều 30. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác:

Tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất để sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác có nghĩa vụ xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định.

Điều 36. Phòng ngừa sự cố hóa chất:

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật về an toàn; định kỳ đào tạo, huấn luyện về an toàn hóa chất cho người lao động.
  2. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất không thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất và đặc tính của hóa chất.
  3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
  4. a) Xác định, khoanh vùng và lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên các điểm có nguy cơ xảy ra sự cố hóa chất cao;
  5. b) Các biện pháp, trang thiết bị và lực lượng ứng phó tại chỗ;
  6. c) Phương án phối hợp với các lực lượng bên ngoài để ứng phó sự cố hóa chất.
  7. Chủ đầu tư dự án hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chỉ được đưa dự án vào hoạt động sau khi Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất đã được phê duyệt. Trường hợp mở rộng quy mô, thay đổi phạm vi hoạt động phải sửa đổi, bổ sung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Điều 37. Trang thiết bị, lực lượng ứng phó sự cố hóa chất

  1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất có trách nhiệm xây dựng năng lực ứng phó tại chỗ, có trang thiết bị phù hợp với quy mô và đặc tính của hóa chất.
  2. Lực lượng ứng phó tại chỗ phải được thường xuyên huấn luyện, thực hành các phương án ứng phó sự cố hóa chất.
  3. Lực lượng phòng cháy, chữa cháy, lực lượng khác và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan có trách nhiệm tăng cường năng lực, trang thiết bị để ứng phó sự cố hóa chất.

Điều 38. Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

  1. Căn cứ vào đặc tính nguy hiểm của hóa chất, quy mô sản xuất, kinh doanh, sử dụng hóa chất, Chính phủ ban hành Danh mục hóa chất nguy hiểm phải xây dựng Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
  2. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan xây dựng Danh mục quy định tại khoản 1 Điều này trình Chính phủ ban hành.

Điều 39. Nội dung Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

  1. Thông tin về đặc tính, khối lượng, công nghệ sản xuất, sử dụng hóa chất, đặc điểm điều kiện địa lý, dân cư, môi trường nơi có hoạt động hóa chất.
  2. Dự báo các nguy cơ gây ra sự cố và kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ sự cố hóa chất.
  3. Dự báo tình huống xảy ra sự cố hóa chất và các giải pháp phòng ngừa.
  4. Năng lực ứng phó sự cố hóa chất bao gồm trang thiết bị, nhân lực, kế hoạch phối hợp với các lực lượng tại địa phương, kế hoạch sơ tán người, tài sản.
  5. Phương án khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Điều 42. Trách nhiệm phối hợp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất

    1. Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất thuộc Danh mục quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này phải cung cấp cho Ủy ban nhân dân các cấp và cơ quan phòng cháy, chữa cháy địa phương nội dung quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 39 của Luật này để phối hợp ứng phó khi xảy ra sự cố hóa chất; trường hợp cơ sở hoạt động hóa chất nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thì còn phải cung cấp nội dung nêu trên cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.

bactrim ds prescription online

  1. Khi xảy ra sự cố hóa chất, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất phải áp dụng kịp thời Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất và kịp thời thông báo cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy, cơ quan, đơn vị có liên quan, chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp ứng phó và khắc phục sự cố.
  2. Khi xảy ra sự cố hóa chất nghiêm trọng, trách nhiệm phối hợp ứng phó được quy định như sau:

a) Cơ sở hoạt động hóa chất phải kịp thời thực hiện các biện pháp ứng phó quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự cố hóa chất có trách nhiệm kịp thời huy động lực lượng tại chỗ và áp dụng các biện pháp cần thiết khác, đồng thời báo cáo Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để điều động lực lượng thực hiện các biện pháp ứng cứu, sơ tán người, tài sản và báo cáo ngay Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;

d) Bộ quản lý ngành, lĩnh vực và Bộ Công thương có trách nhiệm kịp thời phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy sự cố để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất;

đ) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm chấp hành sự huy động người, tài sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố hóa chất theo quy định của pháp luật;

e) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra sự cố phải thông báo ngay cho Ủy ban cứu hộ, cứu nạn quốc gia và các cơ quan hữu quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương

CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916818437 – 0274 3800 140  – Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com