HIỆN TRẠNG RÁC THẢI TP.HCM

Công ty TNHH hóa chất xây dựng môi trường Việt Khang chuyên nhận thu gom xử lý rác thải với giá rẻ nhất. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí . Tel 0916 818 437

Tình hình phát sinh.

Là một đô thị lớn nên mức độ phát sinh chất thải rắn đô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên – Môi trường, mỗi ngày trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh đổ ra khoảng 5.800 – 6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 – 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 – 200 tấn chất thải nguy hại, 9 – 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia đình, trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn.

Tổng khối lượng chất thải rắn đô thị phát sinh : 7.500 – 8.000 tấn/ngày ( 2,7 – 2,9 triệu tấn/năm ). Trong đó, khối lượng thu gom và vận chuyển đến bãi chôn lấp khoảng 7.000 – 7.200 tấn/ngày, phần còn lại là phế liệu được mua bán để tái chế.

Tỷ lệ gia tăng khối lượng hàng năm: 7% – 8%

Chỉ số phát sinh CTR sinh hoạt bình quân đầu người của Tp.HCM : 0,98 kg/người/ngày

Hiện nay, tổng lượng chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đôthị phát sinh khoảng 28.400 tấn/ngày, trong đó tỷ lệchất thải rắn hữu cơ chiếm tỉ lệ khoảng 54-77%, chấtthải có thể tái chế chiếm khoảng 8-18%.

Năm Khối lượng CTR đô thị Tỷ lệ tăng hàng năm (%)
Tấn/năm Tấn/ngày
2000 1.483.963 4.066 39,2%
2005 1.746.485 4.785 3,7%
2010 2.372.500 6.500 7,4%
2015 2.628.000 7.200 8%

 

Thành phần rác thải: Rác thải hữu cơ chiếm 65 – 82% , rác thải vô cơ chiếm 18 – 35%.

Thành phần rác thải của Tp.HCM:

Thành phần Tỉ lệ
Rác hữu cơ 64,5%
Nhựa 12,4%
Xỉ than, đất cát, sành sứ 2,2%
Giấy 8,2%
Da và cao su 0,4%
Nguy hại 0,1%
Vải 3,9%
Kim loại 0,4%
Bùn 2,8%
Gỗ 4,6%
Thủy Tinh 0,4%
Khác 0,1%

 

(Ghi chú : Thành phần rác thải đầu vào tại bãi Đa Phước)

Các loại chất thải khác phát sinh trên địa bàn thành phố:

Loại chất thải Khối lượng (tấn/ngày)
Chất thải rắn công nghiệp 1.500 – 2.000
Chất thải nguy hại 350 – 400
Chất thải y tế 16,6
Chất thải rắn xây dựng (xà bần) 1.500 – 2.000

 

Nguồn phát sinh :

Các nguồn chất thải rắn đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh rất đa dạng, bao gồm tất cả các nguồn thải ngoại trừ chất thải từ sản xuất công nghiệp, nông nghiệp.

Các nguồn phát sinh CTR đô thị chủ yếu là:

–  Từ các khu dân cư.
–  Từ các chợ, khu thương mại-dịch vụ (nhà hàng, khách sạn, siêu thị…)
–  Từ các công sở (viện nghiên cứu, cơ quan, trường học), các công trình công cộng.
–  Từ các trạm xử lý nước thải, các ống thoát nước thành phố.
–  Từ các khu công nghiệp.

Tình hình thu gom vận chuyển

Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực nội thành của TP.HCM đạt tỷ lệ 100% ( trong đó tỷ lệ trực tiếp từ các hộ dân trong nội thành khoảng 95%, khoảng 5% còn lại các hộ dân không chuyển giao trực tiếp mà để rác dọc theo tuyến đường, các thùng rác công cộng, vớt rác trên kênh). Còn tại khu vực ngoại thành, tỷ lệ thu gom trực tiếp từ các hộ dân khoảng 70 – 80%, do khu vực ngoại thành còn nhiều khu đất trống như ao, vườn nên một bộ phận không nhỏ người dân khu vực ngoại thành tự xử lý tỷ lệ rác còn lại trong khu đất của mình, hoặc vứt ra ngoài các khu đất trống, ít nhiều gây ra tình trạng ô nhiễm cục bộ.
 Thu gom rác bằng xe tải

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) TP.HCM, hiện Thành phố đang tồn tại hai hình thức thu gom, vận chuyển chất thải rắn: dân lập và công lập. Thực trạng quản lý này là kết quả của việc triển khai các quy định của Thành phố liên quan đến quản lý lực lượng thu gom rác trong những năm qua. Thống kê của Sở TNMT cho thấy, 60% khối lượng chất thải rắn của TP.HCM do hệ thống thu gom dân lập thực hiện. 40%  khối lượng còn lại do các hợp tác xã và công ty dịch vụ công ích đảm nhận. Toàn TP.HCM  hiện có hơn 200 xe tải nhỏ, 1.000 xe 3 bánh, 4 bánh tự chế để thu gom chất thải rắn. Có 4.000 người thu gom chất thải rắn dân lập và 1.500 người thu gom trong các hợp tác xã, công ty dịch vụ công ích.

Phòng Quản lý chất thải rắn (Sở TNMT TP.HCM) cho biết, mỗi ngày TP.HCM phát sinh trên 7.000 tấn chất thải rắn sinh hoạt, hơn 300 tấn chất thải nguy hại, khoảng 16 tấn chất thải y tế… Tất cả đều được thu gom, vận chuyển và xử lý an toàn. Hiện nay, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày trên địa bàn TP.HCM được xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi – huyện Củ Chi và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đa Phước – huyện Bình Chánh. Trên địa bàn TP.HCM hiện nay có 42 đơn vị tham gia dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại; 10 đơn vị hành nghề xử lý chất thải nguy hại.

Công tác thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn thành phố đang từng bước đi vào nền nếp và được tổ chức có hệ thống từ cấp thành phố cho đến quận huyện. Hệ thống thu gom vận chuyển rác do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và 22 công ty dịch vu công ích, Hợp tác xã công nông  đảm nhận thu gom vận chuyển  từ  300 điểm  hẹn và 16 trạm trung chuyển hợp vệ sinh, trong đó có 03 trạm trung chuyển có quy mô lớn và khá hiện đại (Trạm trung chuyển  Quang Trung,  Tống Văn Trân, Phạm Văn Bạch).

Số lượng xe thu gom vận chuyển rác được đầu tư đồng bộ, hiện đại phù hợp với giao thông của thành phố. Việc vận chuyển được thực hiện theo tuyến, lộ trình nhằm đảm bảo cự ly, đảm bảo giao thông, không để ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.  Công tác thu gom rác tại hộ gia đình được đưa đến điểm hẹn, bộ phận trung chuyển có tham gia của lực lượng rác dân lập và hợp tác xã thu gom rác, hiện nay thành phố đang có đề án đổi mới từng bước đưa lực lượng này vào một tổ chức để hoạt động có hiệu quả hơn.

Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn đang được Thành phố thực hiện hiệu quả tại hệ thống siêu thị, chợ đầu mối, trung tâm thương mại, khu công nghiệp; triển khai thí điểm tại các quận 1, 3, 5, 6, Bình Thạnh đã góp phần làm thay đổi thói quen sinh hoạt của người dân, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, góp phần thúc đẩy ngành  tái chế rác thải phát triển.

Thí điểm phân loại rác tại nguồn
Trong giai đoạn từ 2015 – 2020, TP.HCM sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền giữ gìn vệ sinh đô thị trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh  công tác phổ biến  pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với từng đối tượng; tập huấn, tuyên truyền về thu phí vệ sinh và phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn thông thường trên địa bàn thành phố

Tình hình xử lý

Toàn bộ khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của TP.HCM được xử lý tại 2 khu liên hợp xử lý chất thải rắn của thành phố: Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc Củ Chi (huyện Củ Chi) và Khu liên hợp xử lý chất thải rắn và nghĩa trang Đa Phước (huyện Bình Chánh) với các công trình, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong đó, khu xử lý Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam (VWS) làm chủ đầu tư có diện tích 128 ha đang tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn/ngày;  Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ tái chế nhựa và làm compost (Khu Tây Bắc Củ Chi) do Công ty  Vietstar – Lemna của Hoa Kỳ làm chủ đầu tư xử lý 1.200 tấn/ngày; Nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt công nghệ tái chế nhựa, làm phân compost và đốt chất thải còn lại do Công ty cổ phần Tâm Sinh Nghĩa làm chủ đầu tư xử lý 1.000 tấn/ngày.

Thành phố đang hoàn thành và triển khai cơ bản quy hoạch xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP.HCM đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng tại các Khu liên hợp xử lý chất thải của thành phố. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các công trường, nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại 2 khu liên hợp xử lý chất thải nhằm ngăn chặn kịp thời tình trạng ô nhiễm mùi tại các bãi chôn lấp. Tham mưu, đề xuất UBND Thành phố xem xét cấp kinh phí lắp đặt hệ thống quan trắc tự động đối với các trạm xử lý nước thải  trong các khu liên hợp xử lý chất thải nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm, phát hiện, ngăn chặn các hiện tượng ô nhiễm xảy ra và đưa ra hướng giải quyết, khắc phục kịp thời.

TP.HCM cũng từng bước áp dụng và đẩy mạnh công nghệ thông tin vào giám sát quản lý hoạt động cung ứng dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn  trên địa bàn thành phố. Xây dựng cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải rắn, xây dựng mạng lưới và tra suất dữ liệu, xác định  tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí:

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Địa chỉ: 145 Đường K, Khu trung tâm hành chính, Kp. Nhị đồng 2, Dĩ An, Bình Dương

CN: 49/2/29 Tổ 48, Đường 51, Phường 14, Quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline: 0916 818 437 – 0274 3800 140  – Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com