Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang – Chuyên lập các báo cáo môi trường, ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường, giấy phép xả thải, khai thác nước ngầm, hồ sơ vệ sinh an toàn lao động và các dịch vụ liên quan tới Môi trường.
Tư vấn miễn phí – Liên hệ: 0902.576.506
Căn cứ pháp lý thưc hiện hồ sơ vệ sinh lao động
- Luật an toàn vệ sịnh lao động số 85/2015/QH13 ban hành ngày 25 tháng 06 năm 2015
- Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động.
- Nghị định 44/2016/NĐ-CP ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2016 quy định chi tiết một số điều của luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động huấn luyện an toàn vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động
- Thông tư 19/2016/TT-BYT ban hành ngày 30 tháng 06 năm 2016 hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động sức khoẻ người lao động và bệnh nghề nghiệp
Đối tượng lập hồ sơ vệ sinh lao động
Tất cả các cơ quan, doanh nghiệp sản xuất, khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị, các trung tâm thương mại, khách sạn, nhà hàng, nhà xưởng… có quản lý và sử dụng lực lượng lao động mà chưa đăng ký hồ sơ vệ sinh lao động
Tần suất báo cáo 1 lần/năm.
Hồ sơ báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động: quy định tại khoản 3 điều 45 nghị định 44/2016/NĐ-CP.
Trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, gửi báo cáo về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động về cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương nơi cơ sở sản xuất, kinh doanh có trụ sở chính và nơi có người lao động đang làm việc như sau:
a) Báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội về công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động tại cơ sở;
b) Báo cáo Sở Y tế về việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động tại cơ sở.
Hồ sơ báo cáo y tế lao động: quy định tại điều 10,11,12 thông tư 19/2016/TT-BYT
Tuyến cơ sở
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Cơ sở lao động thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo thông tư 19/2016/TT-BYT;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến huyện và Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn vệ sinh lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 39/2016/NĐ-CP).
2. Đơn vị nhận báo cáo:
a) Trung tâm y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Trung tâm y tế) nơi đặt trụ sở chính của cơ sở lao động;
b) Đơn vị quản lý y tế bộ, ngành đối với trường hợp cơ sở lao động thuộc quyền quản lý của bộ, ngành.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 05 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 10 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Tuyến huyện
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Trung tâm y tế thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo thông tư 19/2016/TT-BYT;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc tuyến tỉnh thực hiện việc báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại các đơn vị theo mẫu quy định tại Nghị định số 39/2016/NĐ-CP .
2. Đơn vị nhận báo cáo: Sở Y tế.
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Trước ngày 10 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
b) Trước ngày 15 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
Tuyến tỉnh
1. Đơn vị và nội dung báo cáo:
a) Sở Y tế và đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành thực hiện việc báo cáo y tế lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo thông tư 19/2016/TT-BYT;
b) Sở Y tế thực hiện việc báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên địa bàn theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo thông tư 19/2016/TT-BYT.
2. Đơn vị nhận báo cáo: Bộ Y tế (Cục Quản lý môi trường y tế).
3. Thời gian gửi báo cáo:
a) Đối với báo cáo y tế lao động:
– Trước ngày 15 tháng 7 hằng năm đối với báo cáo 6 tháng đầu năm;
– Trước ngày 25 tháng 01 năm tiếp theo đối với báo cáo năm.
b) Đối với báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động: Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày Sở Y tế công bố đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên cổng thông tin điện tử của Sở Y tế.
Nguyên tắc thực hiện quan trắc môi trường lao động :quy định tại điều 35 Nghị định 44/2016/NĐ-CP
1. Thực hiện quan trắc đầy đủ yếu tố có hại được liệt kê trong Hồ sơ vệ sinh lao động do cơ sở lao động lập.
Đối với nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, khi quan trắc môi trường lao động phải thực hiện đánh giá gánh nặng lao động và một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động Ec-gô-nô-my quy định tại Khoản 3 Điều 33 Nghị định này.
2. Quan trắc môi trường lao động thực hiện theo đúng kế hoạch đã lập giữa cơ sở lao động và tổ chức đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động.
3. Quan trắc môi trường lao động bảo đảm như sau:
a) Thực hiện trong thời gian cơ sở lao động đang tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu cá nhân và vị trí lấy mẫu được đặt tại vùng có khả năng ảnh hưởng đến người lao động;
c) Đối với quan trắc môi trường lao động bằng phương pháp phát hiện nhanh khi kết quả có nghi ngờ, tổ chức quan trắc môi trường lao động lấy mẫu, phân tích bằng phương pháp phù hợp tại phòng xét nghiệm đủ tiêu chuẩn.
4. Yếu tố có hại cần quan trắc, đánh giá được bổ sung cập nhật trong Hồ sơ vệ sinh lao động trong trường hợp sau đây:
a) Có thay đổi về quy trình công nghệ, quy trình sản xuất hoặc khi thực hiện cải tạo, nâng cấp cơ sở lao động mà có nguy cơ phát sinh yếu tố nguy hại mới đối với sức khỏe người lao động;
b) Tổ chức quan trắc môi trường lao động đề xuất bổ sung khi thực hiện quan trắc môi trường lao động;
c) Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
5. Tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động được thanh toán chi phí quan trắc môi trường lao động; đánh giá tiếp xúc nghề nghiệp, báo cáo và phí quản lý do người sử dụng lao động chi trả theo quy định của pháp luật.
6. Tổ chức quan trắc môi trường lao động báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế về yếu tố có hại mới được phát hiện, phát sinh tại cơ sở lao động mà chưa có quy định về giới hạn cho phép.
Quản lý, lưu trữ kết quả quan trắc môi trường lao động: quy định tại điều 38 Nghị định 44/2016/NĐ-CP
1. Kết quả quan trắc môi trường lao động lập theo Mẫu số 04 Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và được lập thành 02 bản: 01 bản gửi cơ sở lao động đã ký hợp đồng thực hiện quan trắc môi trường lao động và 01 bản lưu tại tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động.
2. Thời gian lưu giữ kết quả quan trắc môi trường lao động thực hiện theo quy định của pháp luật.
Mẫu hồ sơ vệ sinh lao động: quy định tại phụ lục I Nghị định số 39/2016/NĐ-CP
Mục I. Mẫu Hồ sơ vệ sinh môi trường lao động đối với các yếu tố có hại, phòng chống bệnh nghề nghiệp
Mục II. Danh Mục các yếu tố có hại trong môi trường lao động