Công ty TNHH Hóa chất Xây dựng Môi trường Việt Khang chuyên tư vấn thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì hệ thống xử lý nước thải.
Ô nhiễm nước thải tại các cơ sở chế biến thủy sản gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.
Nước thải sản xuất sinh ra trong quá trình chế biến và nước vệ sinh nhà xưởng, máy móc, thiết bị,… Thành phần nước thải có chứa các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các chất cặn bã, vi sinh vật và dầu mỡ. Lưu lượng và thành phần nước thải chế biến thủy sản rất khác nhau giữa các nhà máy tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu sử dụng và thành phần các chất sử dụng trong chế biến (các chất tẩy rửa, phụ gia,…).
Nước thải sinh hoạt sinh ra tại các khu vực vệ sinh và nhà ăn. Thành phần nước thải có chứa các cặn bã, các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh.
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải thủy sản đầu ra cột A QCVN 11-MT:2015/BTNMT
Thuyết minh:
Nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của nhà máy được đưa vào hố thu gom. Hố thu gom có nhiệm vụ thu gom toàn bộ nước thải của hệ thống. Trong hố thu gom có bố trí hai bơm chìm hoạt động luân phiên để đưa nước từ hố thu gom qua bể điều hòa.
Trước khi nước thải vào trong bể điều hòa phải đi qua giỏ thu rác tinh để loại bỏ các cặn nhỏ giúp cho quá trình xử lý được diễn ra hiệu quả và ổn định hơn. Bể điều hòa nước thải có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải tránh hiện tượng quá tải vào giờ cao điểm và giúp cho các công trình đơn vị hoạt động hiệu quả hơn. Tại bể điều hòa có bố trí hệ thống cánh khuấy chìm để tạo độ khuấy trộn và hai bơm nhúng chìm hoạt động luân phiên để đưa nước từ bể điều hòa qua bể sinh học kỵ khí UASB.
Nước thải vào bể UASB sẽ được bơm từ dưới lên. Cấu tạo chính của bể UASB gồm hệ thống phân phối nước ở đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha. Nước thải được phân phối từ dưới lên qua lớp bùn. Tại đây sẽ diễn ra quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ nhờ vào các vi sinh vật. Hiệu quả xử lý của bể được quyết định bởi tầng vi sinh này. Hệ thống tách pha phía trên làm nhiệm vụ tách các pha rắn – lỏng và khí, qua đó thì các khí sẽ bay lên và được thu hồi, bùn sẽ rơi xuống đáy bể và nước sau xử lý sẽ qua máng tràn và đi vào bể xử lý thiếu khí Anoxic.
Nước thải vào trong bể Anoxic sẽ kết hợp với bùn được tuần hoàn từ bể lắng và nước tuần hoàn từ bể Aerotank. Chức năng của bể Anoxic là để xử lý Nito thông qua quá trình khử Nitrat. Trong bể Anoxic có đặt cánh khoáy chìm để tạo môi trường thiếu khí cho các vi sinh vật thiếu khí phát triển. Nước từ bể Anoxic sẽ tự chảy vào bể sinh học hiếu khí Aerotank.
Nước thải trong bể Aerotank sẽ được sục khí liên tục để cung cấp oxy cho vi sinh vật phát triển nhờ vào hệ thống đĩa phân phối khí được đặt dưới đáy bể. Vi sinh vật sẽ tiếp xúc với nước thải, sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải để tăng sinh khối và đồng thời chuyển Nito dạng Amoni về dạng Nitrat. Sau đó nước được tuần hoàn lại bể Anoxic để khử Nitrat thành Nitơ tự do.
Hỗn hợp bùn nước trong bể Aerotank được dẫn sang Bể lắng theo nguyên tắc tự chảy. Tại Bể lắng bùn được phân ly, bùn (tế bào vi sinh vật) được lắng xuống dưới đáy bể. Bùn lắng được thu xuống đáy dốc của bể lắng và được bơm hồi lưu trở lại bể Anoxic để ổn định nồng độ bùn hoạt tính trong hệ thống bể Anoxic và Aerotank, phần bùn còn dư sẽ bơm sang bể chứa bùn. Nước sau xử lý được thu phía trên theo máng tràn tự chảy qua bể chứa trung gian để chứa nước tạm thời trước khi qua thiết bị lọc áp lực.
Nước từ bể trung gian được hai bơm nước hoạt động luân phiên đưa qua thiết bị lọc áp lực hai lớp gồm cát và than hoạt tính nhằm loại bỏ màu, các chất cặn khó lắng hoặc không có khả năng lắng, đảm bảo nước thải đầu ra đạt loại A QCVN 11:2015/BTNMT. Sau một thời gian lọc, các vật liệu lọc sẽ bị bám bẩn bởi các chất ô nhiễm, khi đó cần phải tiến hành rửa lọc để đảm bảo yêu cầu chất lượng nước đầu ra. Lượng nước dùng để rửa lọc được lấy từ bể tiếp nhận. Lượng nước sau khi rửa lọc được tuần hoàn lại bể thu gom cùng với nước ép bùn dư.
Nước thải sau xử lý còn có chứa nhiều vi khuẩn và hầu hết các loại vi khuẩn trong nước thải sau xử lý không phải là vi khuẩn gây bệnh nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một số loại vi khuẩn nào đó. Vì vậy trước khi xả ra môi trường, nước thải cần được đưa đến bể khử trùng. Tại đây, chlorine được châm vào nước thải để tiêu diệt các loại vi khuẩn trong dòng nước ra.
Sau khi được xử lý nước sẽ được đưa qua bể tiếp nhận theo cơ chế tự chảy và thải ra môi trường.
Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
Hotline: 0902 576 506 – 0274 3800 140
Email: moitruongvietkhang@gmail.com