SBR – Sequencing Batch Reactor

Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường, nhu cầu về các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả và bền vững ngày càng tăng cao. Công nghệ Sequencing Batch Reactor (SBR) được xem như một giải pháp hữu hiệu trong việc giảm thiểu tác động của ô nhiễm từ nước thải.

1. SBR là gì?

SBR (Sequencing Batch Reactor) là một hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ phản ứng sinh học theo quy trình phản ứng mẻ liên tục (batch). Điểm đặc biệt của công nghệ này là quá trình sục khí và lắng được diễn ra trong cùng 1 bể chứa. SBR được sử dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải từ các nguồn khác nhau như gia đình, sản xuất công nghiệp hay cả các hệ thống cấp nước.

2. Chu kỳ hoạt động của SBR

Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha

2.1. Pha làm đầy (Fill)

Giai đoạn Fill kéo dài từ khoảng 1 giờ đến 3 giờ, với mỗi chu kỳ hoạt động SBR liên tiếp. Lượng BOD/COD đầu vào quyết định cách làm đầy trong giai đoạn này, có thể thay đổi linh hoạt. Quá trình làm đầy có thể được thực hiện qua các phương pháp khác nhau: làm đầy tĩnh (gravity filling), làm đầy hoà trộn (blending fill), và làm đầy kết hợp với sục khí (aerated fill).

Với các phương pháp làm đầy khác nhau sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kỵ khí và môi trường hiếu khí. Mục tiêu của giai đoạn này là tạo điều kiện để vi sinh vật có thể hoạt động hiệu quả trong việc oxy hóa và giảm bớt BOD/COD có trong nước thải.

2.2. Pha sục khí (React)

Tiến hành việc thổi khí giúp vừa cung cấp oxi và khuấy đều hỗn hợp trong bể. Mục đích tạo điều kiện sinh hoá giữ nước thải và bùn hoạt tính bên trong hồ, thúc đẩy quá trình nitrat hóa và phân hủy chất hữu cơ. (khoảng 2 tiếng)

NH4+ + 3/2 O2 → NO2- + H2O + 2 H+ (Nitrosomonas)

NO2- + 1/2 O2 → NO3- (Nitrobacter)

2.3. Pha lắng(Settle)

Sang giai đoạn này các máy bơm sẽ được tắt, tạo môi trường tĩnh hoàn toàn các chất cặn bẩn lắng xuống nhằm tách nước và bùn hoạt tính. (khoảng 2 tiếng)

2.4. Rút nước (Decant)

Nước được tách bùn sau khi lắng được bơm ra ngoài. (khoảng 30 phút)

2.5. Pha chờ(Idle):

Bể sẽ có 1 khoảng thời gian nghỉ ngắn chờ nạp mẻ mới, thời gian chờ phụ thuộc vào thời gian vận hành của hệ thống.

3. Ưu nhược điểm của SBR

3.1. Ưu điểm

Quá trình sục khí và lắng được diễn ra cùng một bể, sẽ không cần tuần hoàn bùn cũng như không cần xây dựng bể lắng giúp tiết kiệm diện tích và chi phí.

Tiết kiệm chi phí nhân công do quy trình tự động, đòi hỏi ít sức người để vận hành.

Khả năng khử BOD hiệu quả 90-92%.

Hệ thống đơn giãn dễ dàng lắp đặt và nâng cấp.

3.2 Nhược điểm

Mặc dù dòi hỏi ít sức người, nhưng hệ thống yêu cầu người vận hành phải có trình độ kỹ thuật nhất.

Dễ bị tắt máy thổi khí do hệ thống kết hợp việc lắng và sục khí cùng bể, mà máy thổi sục khí hoạt động chìm.

Xem thêm: Dịch vụ xử lý nước thải

CÔNG TY TNHH HÓA CHẤT XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG VIỆT KHANG

Chuyên tư vấn, thiết kế, thi công và bảo trì bảo dưỡng các hệ thống xử lý nước thải. Liên hệ ngay để được tư vấn miễn phí.

🏢 Địa chỉ:

Văn phòng:145 Đường K, Khu Trung Tâm Hành Chính, Khu phố Nhị Đồng 2, Phường Dĩ An, TX Dĩ An, Bình Dương

Chi nhánh: Số 70 Đường 13, KĐT Vạn Phúc, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, TP.HCM

☎️ Hotline: 0916 818 437 – 0274 3800 140

📧 Email: tuvan.moitruongviet@gmail.com

Chúng tôi mong muốn được hỗ trợ bạn và cùng xây dựng một môi trường sạch hơn và bền vững cho tương lai!